Phải làm gì khi làm việc với một đối tác mới?
Làm sao để có thể xác định rõ ràng mục tiêu và phương thức làm việc với đối tác này?
Làm sao để cuộc gặp có thể đi tới một cái chốt rõ ràng và lộ trình để bạn không tốn thời gian?
Đây là một câu hỏi thường gặp của các bạn khởi nghiệp như mình, việc lựa chọn danh sách những người đi gặp đã khó, tìm người để họ gặp đã khó. Câu chuyện còn khó hơn là mình phải nghiên cứu và chuẩn bị gì để cuộc gặp của mình sẽ ra việc?
Dựa trên những gì mình học được và kinh nghiệm, mình tóm tắt một quy trình mà mình chuẩn bị trước một cuộc gặp, rất mong hữu ích cho bạn.
Trước mỗi cuộc gặp, mình thường trả lời được 3 câu hỏi cụ thể sau:
1. Mục đích của cuộc gặp của mình là gì?
- Họ sẽ là người mua hàng?
- Họ là đại lý?
- Họ tư vấn ngành hàng?
- Họ ....
2. Tìm hiểu sơ bộ về người/ công ty mình định gặp?
Trong việc này, bạn phải tìm hiểu 2 vấn đề khác nhau và rõ ràng.
Thông về công ty và đối tác:
- Họ là ai?
- Họ làm gì?
- Họ có những thành tích nào?
- Thị trường của họ ra sao?
- Họ "MONG MUỐN" điều gì từ mình?
- Họ có ràng buộc gì không?
- Họ ghét điều gì?
Bạn cần bổ sung thông tin cần, có cả việc khảo sát trước thông tin về họ, như chuẩn bị người đi phỏng vấn trực tiếp tại các cửa hàng và showroom của họ.
Thông tin về người bạn gặp:
- Họ là ai?
- Vai trò họ là gì? Họ có khả năng ra quyết định hay không?
Ví dụ: Một công ty rất lớn, có một thành viên team marketing đi gặp bạn và có nói bạn rằng họ cần chuẩn bị gì cho cuộc gặp? Bạn có thể tạm nhận định rằng khả năng người này không có quyền quyết định, hoặc họ chưa có kinh nghiệm gặp đối tác. Có thể là lợi thế cho bạn, và cũng có thể nhận định rằng họ chỉ là người đi tìm hiểu, sẽ phải gặp nhiều cấp khác hơn nữa.
3. Chuẩn bị chiến lược làm việc?
Sau khi trả lời được câu hỏi 1 và 2. Bạn sẽ có một nhận định ban đầu về phương thức để có thể làm việc với đối tác này. Mà cụ thể hơn là chiến lược của cuộc gặp này.
Câu trả lời quan trọng là bạn phải rút ra được những nhận xét hữu ích từ tìm hiểu của mình và cần trao đổi với họ như thế nào để biết thêm những thông tin cần thiết khác còn thiếu để ra quyết định cụ thể.
4. Chuẩn bị các thông tin cần thiết?
Đây là bước cuối cùng để chuẩn bị cho một cuộc gặp cũng như kế hoạch làm việc lâu dài; bước này sẽ tốt nếu bạn có chiến lược cụ thể và mục tiêu rõ ràng.
- Brochure,
- Sản phẩm mẫu,...
- Đặc biệt là bài thuyết trình theo chiến lược và mục tiêu gặp mặt?
Trong vấn đề chuẩn bị cho một cuộc gặp, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng; thường những người khởi nghiệp thường dành việc đi nhiều để mong chờ cơ hội tới. Tuy nhiên, trên kinh nghiệm của mình và những gì mình học được. Việc chọn lọc và đặt mục tiêu, phân tích rõ ràng sẽ đam lại hiệu quả tốt hơn và tránh để bạn mất thời gian quá nhiều vào những việc quá tầm, những lời hứa suôn và cả những chuyện xác định sai mục tiêu, bị động khi gặp đối tác.
---15/8/2018----
Ngô Cự Mạnh
(cảm ơn anh Tạ Trí Nhân đã tư vấn cho tôi về kinh nghiệm này)
Mở Biểu tượng cườiTắt Biểu tượng cười